Truy cập nội dung luôn

Danh sách tin Danh sách tin

CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Bệnh viện Da Liễu Thái Bình - Tỉnh Thái Bình

Hình ảnh hoạt động Hình ảnh hoạt động

slideshowIpQCS Image 1 slideshowIpQCS Image 1 slideshowIpQCS Image 1 slideshowIpQCS Image 1 slideshowIpQCS Image 1 slideshowIpQCS Image 1 slideshowIpQCS Image 1

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập:  41
  Hôm nay:  1
  Tổng lượt truy cập:  79483

Chi tiết tin

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
19/09/2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút rất dễ lây lan từ người này sang người khác và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thế, nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm tránh gây biến chứng.

1. Nguyên nhân của đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

2. Triệu chứng:

Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

3. Cách phòng bệnh:

Để chủ động phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.

4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
     5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
     6. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Nguồn Tổ CTXH bệnh viện Da liễu

 

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

Thông báo Thông báo

CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET

Xem thêm >>

Văn Bản Mới Văn Bản Mới

Không tìm thấy văn bản!

Liên kết Liên kết